Trần Lê Bảo Vy là một người mẫu nhí tại Hà Nội. Trong shot hình chụp cùng vườn cúc họa mi trắng tinh của nhiếp ảnh gia Đặng Vũ Hiệp, biểu cảm và thần thái của Vy thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người nói rằng cô bé rất giống Chi Pu. Phong cách của mẫu nhí cũng được người dùng Facebook tán thưởng nhiệt tình và dành nhiều lời khen cho bộ ảnh.
Cùng ngắm những hình ảnh của Trần Lê Bảo Vy với cúc họa mi đầu mùa:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Vân Sam
Theo lời các bậc cao niên trong xã, ngay từ khi còn rất nhỏ đã nghe ông bà kể về ngôi mộ này. Người lính đánh trận bị thương và chạy từ huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) ra. Khi đến địa bàn xã Quỳnh Thạch thì những giọt máu từ vết thương rơi xuống đất. Để đánh lạc hướng truy lùng của quân giặc, người dân lấy đất, đá đắp lên chỗ giọt máu rơi xuống.
Vì vết thương quá nặng, người lính không qua khỏi. Thi thể sau đó cũng bị giặc Pháp đưa đi mất.
Thương xót người lính hy sinh vì đất nước, bà con bốc nắm đất, nhặt viên đá đắp lên chỗ những giọt máu đã rớt xuống thành một ngôi mộ để tưởng nhớ. Ngôi mộ về sau ngày càng to, cao dần lên.
Không biết tên tuổi, quê quán người lính này ở đâu, người dân theo nhau gọi tên ngôi mộ là mộ ông Lính.
Ông Nguyễn Xuân Hòe (70 tuổi, nguyên Bí thư xóm 12, xã Quỳnh Thạch) cho biết, trước đây quốc lộ 1A đoạn qua xã không rộng như bây giờ. Mộ ông Lính nằm ngay trên đường.
"Năm 1976, địa bàn xã Quỳnh Thạch sát nhập với các xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Hậu, Quỳnh Hồng và Quỳnh Thanh (thuộc huyện Quỳnh Lưu) và gọi chung là xí nghiệp Quỳnh Sơn.
Để tránh gây ách tắc giao thông, xí nghiệp Quỳnh Sơn giao cơ quan chức năng sở tại có trách nhiệm giải tỏa ngôi mộ, ra thông báo ngăn cấm bà con địa phương không được đắp đá lên ngôi mộ nữa.
"Khi ấy tôi đang giữ chức vụ công an xã nên phụ trách việc giải tỏa ngôi mộ. Thế nhưng chỉ 3 ngày sau, ngôi mộ lại được người dân bồi lại như cũ. Thậm chí, đã nhiều lần cán bộ địa phương cho đào sâu ngôi mộ xuống 20cm nhưng chỉ một thời gian ngắn ngôi mộ lại được đắp lại. Cứ như thế, công tác giải tỏa ngôi mộ gặp rất nhiều khó khăn. Lâu dần, chính quyền cũng đành thuận theo để người dân tiếp tục thờ phụng, hương khói cho người lính tử trận vô danh", ông Hòe chia sẻ.
Từ khi có chủ trương giải tỏa mặt bằng để mở rộng quốc lộ 1A, ngôi mộ được người dân địa phương dịch chuyển sang bên đường, ngay góc ngã tư đèn đỏ, cạnh khu chợ nhỏ thuộc địa phận xóm 13, xã Quỳnh Thạch.
Hàng trăm năm thờ phụng, chăm sóc
Theo ông Hoàng Đình Toại, Trưởng chòm ông Lính, xóm 13, xã Quỳnh Thạch, giữa năm 2014 có kế hoạch giải tỏa mặt bằng, mở rộng quốc lộ 1A nên lăng mộ ông Lính được người dân địa phương dịch chuyển sang bên đường.
Cũng trong thời gian này, 18 hộ gia đình thuộc xóm 13, xã Quỳnh Thạch sinh sống gần lăng mộ ông Lính đã lập thành một chòm lấy tên là chòm ông Lính.
Năm 2017, chòm ông Lính đã góp tiền, góp sức xây lăng mộ người lính này khang trang, cao ráo, sạch sẽ như bây giờ. Mọi người ai cũng có ý thức hương khói, bảo vệ mộ, thể hiện lòng thành kính, biết ơn người nghĩa quân năm xưa. Mộ ông Lính là niềm tự hào của bà con nhân dân trong xã Quỳnh Thạch hiện nay.
Bà Lê Thị Tâm - 35 năm buôn bán ở khu chợ sát cạnh mộ ông Lính chia sẻ: "Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã nghe người ta nhắc đến tích của ngôi mộ này. Nay tôi đã 75 tuổi, tính ra mộ ông Lính đã có từ hàng trăm năm trước. Nghe nói chẳng có gì trong ngôi mộ ngoài những giọt máu".
Không ai biết ngôi mộ có từ bao giờ, trải qua nhiều thế hệ, người dân địa phương vẫn hàng ngày chăm sóc, hương khói chu đáo.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Sỹ Lực - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thạch chia sẻ. "Lăng mộ ông Lính có từ lâu đời, đó là ngôi mộ vô danh, không có hài cốt, nằm sát quốc lộ 1A. Tương truyền ngôi mộ được cho là thờ phụng một người lính quả cảm đã anh dũng hy sinh vì đất nước. Đã hàng trăm năm nay, các thế hệ con cháu vẫn tiếp nối thay nhau hương khói, thờ phụng".
Ngôi mộ ông Lính vô danh, không hài cốt, nhưng được người dân quyết tâm bảo vệ, chăm sóc nhiều đời nay, thể hiện lòng biết ơn của nhân dân với những người đã hy sinh vì dân tộc.
Theo Dân trí
" alt=""/>Lịch sử ngôi mộ cổ không hài cốt nằm ngay góc ngã tư đèn đỏBày tỏ tâm trạng người con gái vừa bước qua tuổi đôi mươi, Trương Thùy Trang ở tiểu đội 1, trung đội 1 viết: “Tôi đến từ một vùng quê yên bình, bước chân lên Sài Gòn với bao điều mới lạ, bỡ ngỡ. Trong một chốc lát, tôi đã nắm tay mẹ, muốn được về nhà.
Nhưng ngay khi bước vào trường quân sự quân khu, chỉ có một từ để thốt lên “lạ lẫm”, bỏ lại tất cả sự ồn ã bên ngoài là khung cảnh trang nghiêm, nhưng cũng không kém phần lãng mạn so với con đường tình yêu của các trường đại học mà tôi được biết”.
![]() |
Gần 100 cô gái háo hức với nhiều điều mới lạ khi vào môi trường quân ngũ. Ảnh: Tùng Anh |
Bước chân vững vàng, mạnh mẽ hơn, tâm sự của Dương Mỹ Linh, tiểu đội 1, khiến nhiều đồng đội ngưỡng mộ, khi em từng là cô giáo.
Linh viết: “Tôi vốn dĩ là một cô giáo trẻ và tự nhận thấy sẽ là một giáo viên xuất sắc. Mọi thứ đều suôn sẻ và dễ dàng đến mức tôi nghĩ bản thân sinh ra để gắn bó với nghề này. Vậy mà cuối cùng, ở cái tuổi thanh xuân nhiệt huyết ấy, tôi lại chọn con đường mới khó khăn, gai góc hơn. Đó là quyết định trở thành 1 nữ chiến sĩ”.
Theo Linh chia sẻ, khi viết đơn tình nguyện, chỉ nghĩ một điều, mình được sinh ra trong một gia đình quân nhân, vô cùng tự hào khi nhắc đến hai chữ “Quân Đội”.
Nghĩ vậy nhưng tâm trạng của Linh trước khi nhập ngũ cũng rất rối bời, lo lắng, mất ngủ khi nghĩ về những ngày tới. Tuy nhiên, nhớ lại ngày nhập ngũ, Linh bày tỏ: “Không hiểu sao buổi sáng hôm ấy, bản thân rất mạnh mẽ, rất tự tin đặt chân vào trường quân sự”.
![]() |
Những giây phút vui vẻ bên nhau trong giờ giải lao giữa buổi luyện tập. Ảnh: Tùng Anh |
Còn Đỗ Thị Thanh Huyền, tiểu đội 7, trung đội 2, cô gái đến từ Hà Nội thì viết kín 4 trang giấy trắng kể từ sự khác nhau giữa thời tiết 2 miền; rồi những bước chân đầu tiên khi bước vào trường.
“Nói đến môi trường quân đội trong tôi cảm nhận được 1 điều “Kỷ luật chính là sức mạnh”. Không chỉ riêng tôi mà các bạn đồng hành cầm trên tay lá đơn xin tự nguyện nhập ngũ cũng đều bồi hồi lo lắng, cũng như tò mò, hào hứng và hăng hái.
Bước chân vào ngôi trường học tập rèn luyện tháng ngày của chiến sĩ mới, tôi không còn cảm giác xa lạ, lo lắng nữa. Thay vào đó cảm xúc đầy vui vẻ, các chiến sĩ mới hòa đồng, các cán bộ tận tình chăm lo chào đón chúng tôi”, Huyền bày tỏ.
Theo Đại úy Hằng, các bạn ở miền Bắc khi vào đây rất nhớ nhà, thậm chí không ai tới thăm, rồi ăn uống không phù hợp, thời tiết thay đổi. Có bạn Phương Thảo hồi mới vào, cứ các bạn nói chuyện quê nhà là lại chảy nước mắt....
Tuy vậy, qua 2 tuần mọi việc dần ổn định, các em được ban huấn luyện gần gũi động viên, các bạn cùng phòng gắn kết, hiểu nhau hơn. Nhất là khi có người nhà ở gần đến thăm, là rủ cả phòng cùng ra, rồi chia nhau quà bánh.
Kỷ niệm đẹp thời quân ngũ
Hiểu được mục đích, ý nghĩa khi tình nguyện nhập ngũ, ngay từ khi đặt bút viết đơn, các cô gái tề tựu về đây đã xác định rõ, đây là môi trường rất kỷ luật và nghiêm khắc.
![]() |
Nghiêm túc tập luyện |
![]() |
Trong 99 cô gái nhập ngũ năm nay, người trẻ nhất 19 tuổi |
Đại úy Hằng cho hay, dù chỉ 3 tháng huấn luyện và sau đó sẽ tỏa đi khắp các đơn vị trên cả nước, nhưng ở đây, các em vẫn phải ổn định cuộc sống, nền nếp sinh hoạt theo giờ giấc kỷ luật đòi hỏi nhiều thử thách, nhất là đối với nữ tân binh.
Trong hơn 3 trang giấy, Dương Mỹ Linh có đoạn bày tỏ: “Tâm hồn con gái vốn dĩ nhạy cảm, nhưng chúng tôi biết bản thân đã quyết định trở thành 1 nữ chiến sĩ thì tư tưởng phải vững vàng, mạnh mẽ.
![]() |
Ảnh: Tùng Anh |
Môi trường quân đội có thể nghiêm khắc, chế độ sinh hoạt tập luyện có thể khắt khe nhưng sự đoàn kết của tập thể và tình cảm mỗi người dành cho nhau chính là động lực lớn nhất để quên đi nỗi nhớ nhà và vượt qua mọi thử thách”.
Dòng viết đầy tâm trạng của Trương Thùy Trang về cảm nhận tình cảm người chị, người em cùng phòng với đong đầy sẻ chia.
![]() |
Vui vẻ khi hoàn thành việc gấp nội vụ (chăn, màn) đúng chuẩn vuông vức |
“Ngày đầu xa nhà vẫn còn mới mẻ, lời làm quen hãy còn ngại ngùng, lâu dần, sự ngại ngùng trở thành chia sẻ, cảm thông. Chia sẻ nỗi buồn với người chị gái đến từ miền gió Bình Thuận lần đầu xa nhà nên khóc mãi; cảm thông cho người em chưa kịp làm quen với lối sống kỷ luật mà luôn không theo kịp.
Có chị vì tình yêu với màu xanh của người lính mà tình nguyện xa gia đình, bố mẹ ngay khi vừa kết thúc chương trình đại học, để rồi mang ba lô trên vai không chỉ là quân trang mà còn nặng những nỗi niềm với người bạn trai cùng lớp”.
![]() |
Yêu màu xanh áo lính, các cô gái tình nguyện nhập ngũ |
Hay người em út nhỏ tuổi của phòng, em lựa chọn con đường của những người lính khi vừa kết thúc 12 năm đèn sách trên ghế nhà trường, độ tuổi mà gần như đều đang mở rộng về cuộc đời, tình yêu hay cả với cánh cổng giảng đường đại học. Nỗi niềm của em, của chị và cũng chính là nỗi niềm của chính tôi...”.
Theo các cô gái, 3 tháng ở đây sẽ trôi qua rất nhanh nhưng tình thương mến mỗi người dành cho nhau là niềm vui, niềm động lực cố gắng khi quyết tâm chọn con đường làm chiến sĩ.
Các nữ tân binh hăng say tập đội ngũ với sự tò mò, thích thú và cả háo hức. Ước mong trở thành chiến sĩ thôi thúc các cô gái quyết tâm rèn luyện, phấn đấu.
" alt=""/>Bên trong trường Quân sự, nơi huấn luyện hàng trăm nữ tân binh